Phớt Chắn Dầu - Tìm Hiểu Chung Về Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng

Biên Tập Viên Trường Linh 01   Biên Tập Viên Trường Linh 01
Ngày đăng: 02/08/2023
0 bình luận

Với sự tiến bộ của công nghệ kĩ thuật cơ khí, việc ngăn chặn và rò rỉ chất bôi trơn, nước, hóa chất và bụi bẩn vào bên trong động cơ máy là rất quan trọng. Từ đó, phớt chắn dầu ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc trên. Vậy phớt chắn dầu là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra sao cùng Trường Linh Parts tìm hiểu kĩ hơn về phớt chắn dầu nhé.

1. Phớt chắn dầu là gì?

Phớt chắn dầu là một trong những bộ phận cũng khá quan trọng của động cơ, hộp giảm tốc, có chức năng bảo vệ các ổ trục của máy móc khỏi những bụi bẩn. Bên cạnh đó, chúng ta còn được biết đến với chức năng làm sạch, tránh bụi bẩn hay không khí xâm nhập vào các bộ phận. Đồng thời ngăn chặn các chất bôi trơn như dầu nhớt có thể làm rò rỉ qua các khe hở trên cổng bi của máy.

Là bộ phận đòi hỏi độ chính xác cao, ổ trục sẽ không thể hoạt động tốt khi nó và chất bôi trơn (dầu) bị nhiễm bẩn. Ổ trục được bôi trơn thường chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các loại ổ trục được sử dụng, nên các hỏng hóc thường xuyên của ổ trục cũng trở nên phổ biến. Vòng bi hỏng là do bị nhiễm bẩn, không được bảo vệ hiệu quả.

2. Cấu tạo và cách sử dụng phớt chắn dầu

   2.1. Cấu tạo phớt chắn dầu

Phớt chắn dầu thông dụng nhất hiện nay là phớt sắt TA có 2 mặt dùng cho trục quay cóchức năng chống nhiễm bẩn và làm kín trục. Đây là thiết bị dùng để chắn dầu một mặt, mặt sau có chức năng chống bụi. Phốt thường được thiết kế theo dạng kết hợp, bên ngoài 2 mặt đều làm bằng kim loại, bên trong của phớt có chức năng chặn dầu mỡ và các chất bôi trơn động cơ và có 2 tấm thép để nâng cao công dụng.

Cấu tạo phớt chắn dầu bao gồm:

  • Vỏ phớt.

  • Môi phớt.

  • Lò xo

   2.2. Cách sử dụng phớt chắn dầu

Tại sao chúng ta cần nên thay thế phớt chắn dầu:

  • Do sử dụng lâu ngày, cao su bị oxi hóa, phớt dầu bị nứt hoặc lò xo bị tuột, bung ra,... gây rò rỉ dầu.

  • Khi sửa chữa, thay thế, cố định các chi tiết bên trong hộp số chúng ta phải bỏ phớt cũ, khi tháo đôi khi sẽ làm biến dạng và hư hỏng không dùng lại được. Vì vậy, khi chúng ta sửa chữa hộp số, chúng ta nên thay phớt dầu mới.

  • Nút thoát hơi trên hộp giảm tốc thường bị nghẹt do bụi bẩn bám lâu ngày, đôi khi hộp số còn mới nhưng người dùng quên tháo vòng cao su bịt đường thoát hơi ở nút thoát hơi. Khi vận hành, làm việc có ma sát, hộp số nóng lên sẽ làm giãn không khí bên trong hộp số, áp suất cũng tăng lên sẽ tác động ngược lại phớt dầu làm nó bị cong vênh gây rò rỉ dầu, nhớt và phải thường xuyên thay mới.

  • Cấu tạo của trục đầu vào hoặc đầu ra của hộp số thông thường có nấc ngay trước vị trí của phớt hoặc ở ngay trước vị trí của phớt. Vì vậy, trước khi đóng phớt, nếu không có dụng cụ chuyên dụng để lắp đặt, phớt sẽ bị va đập vào trục động cơ gây lật, hỏng, rò rỉ dầu.

Các phương pháp thực hiện:

Bước 1. Lấy một miếng nhựa trong suốt hoặc phim cách nhiệt, cắt và cuộn thành một đoạn ống nhựa cách nhiệt với chiều dài 10cm, đầu tiếp xúc với phớt lớn hơn so với đầu ngoài.

Bước 2. Dán chúng lại với nhau để tạo thành 1 chiếc ống bằng lớp keo mỏng.

Bước 3. Đưa ống phim lên đầu trục, đầu lớn của ống để tiếp cận ổ bi.

Bước 4. Tra mỡ cho phớt, sau đó dùng ống đẩy phớt trượt dọc theo chiều dài của ống đến vị trí trên thân hộp số.

Bước 5. Dùng một miếng gỗ có cạnh thẳng có kích thước 2 x 10 x 15cm để đóng phớt. Đóng xen kẽ tại 3 điểm để phớt vào dễ dàng hơn. Đóng cho đến khi mặt phớt chạy ngang thân hộp số. Tránh tình trạng đẩy phớt vào trong quá sâu.

Bước 6. Rút ống phim ra.

Vậy là bạn hoàn thành việc nắp phớt chắn dầu vào trong hộp số. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Phớt Chắn Dầu - Vật Liệu Chế Tạo Và Lý Do Tại Sao Phải Sử Dụng Nó

Mua phụ tùng chính hãng các loại xe cơ giới, tham khảo tại: truonglinhparts.com

Nhận tư vấn và đặt mua sản phẩm uy tín chất lượng tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ TÙNG TRƯỜNG LINH

Hotline:  0913 007 247 

Địa chỉ: Số 19, đường số 10, khu phố 6, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Email: truonglinhparts9@gmail.com

Website: truonglinhparts.com

Facebook: fb.com/phutungtruonglinh

 

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận